Cậu bé học giỏi trong ngôi nhà có 3 người điên

Mẹ và hai người dì của Được bị điên từ lúc mới sinh ra. Nhà lúc nào cũng có tiếng chửi bới nhau, la hét, hát, cười… của ba người điên.

Nguyễn Quang Được là học sinh lớp 5, Trường tiểu học Thủy Phù 2, còn ba người điên là bà Nguyễn Thị Sen (62 tuổi), Nguyễn Thị Thu (60 tuổi) và Nguyễn Thị Vân (58 tuổi) ở thôn 9, xã Thủy Phù (Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế). 

Gia cảnh “ngôi nhà người điên”

Khi chúng tôi tới đầu ngõ đã nghe thấy tiếng inh ỏi. Đó là lúc bà Sen đang cười, bà Thu la hét còn bà Vân đang hát say sưa. Trong lúc bà Sen và bà Vân đang “choảng nhau” thì bà Thu đã rời khỏi nhà ra đi. Như lệ thường, mấy người hàng xóm liền chạy sang vào can ngăn, hai người mới thôi.

Cả 3 người đều giống như những đứa trẻ lên 3, ai nói gì cũng nghe, tay nắm được cái gì ăn cái đó, ra đường gặp cái gì đều mang hết về nhà. Mỗi lần ra khỏi nhà là 3 bà quên ngay đường về, gặp đâu ngủ đó. Chỉ đến khi bà con làng xóm kéo nhau đi tìm mới về.


Cứ ra khỏi nhà là ba người đàn bà nhặt đồ nhựa về nấu ăn

Năm 1999, bà Vân mang thai và sinh con. Để cứu lấy đứa bé, người dân trong làng thay nhau nuôi nấng, chăm sóc, vài ba ngày thay phiên nhau một lần. Đứa bé được bà con đặt cho cái tên là Nguyễn Quang Được. Trong nhà, chỉ có Được là người bình thường.

Ngày nào Được cũng chứng kiến cảnh “choảng nhau” của mẹ và hai dì, nhà có bao nhiêu chén bát, ba người thi nhau ném vỡ hết. Vào những ngày trái gió trở trời, người thì khóc, người cười, hát… “Bữa nào đi học về muộn là bữa đó phải ăn cơm sống, vì ở nhà mẹ và dì đã tự nấu cơm rồi”, Được kể trong dòng nước mắt.

Được tâm sự: “Những lúc mẹ và dì như vậy, em chỉ biết khóc. Em còn nhỏ, chưa làm được gì cả, có khi dì Sen đánh dì Thu, mẹ thì ngồi cười, hát…, lúc đó em khóc và chạy sang hàng xóm gọi người qua can ngăn".

Ước mơ làm bác sĩ để chữa cho mẹ, dì

Căn nhà của ba người điên rộng chừng chừng 30m2, được bà con người góp ít xi măng, người ít gạch sửa sang lại, còn bếp chỉ còn tường mà “vắng” bóng mái che. Trong ngôi nhà ấy, vật quý giá nhất là cái giường dành cho 4 người nằm, cũng do hàng xóm thương tình…

Bao năm qua, gia đình anh Nguyễn Dũng (37 tuổi) được xem là “ông bảo mẫu” cho 3 người điên và Được. Mỗi tháng 4 người nhận 480 ngàn trợ cấp, anh Dũng giữ hộ tiền, lo chi mua thức ăn và tiền học cho Được. Còn gạo thì bà con gom góp…


Thời gian học bài của Được là khi 3 người bị điên đã đi ngủ. Nhà không có điện, phải học bằng đèn dầu

Tôi phải giữ gạo ở nhà tôi, còn để bên nhà của các bà thì họ sẽ lấy ra nấu hết một bữa lúc nào không hay… Có những hôm đem gạo sang rồi nhưng các bà vẫn sang đòi gạo nữa”, anh Dũng tâm sự.

Bà Trần Thị Lan, hàng xóm của Được, ngậm ngùi: "Chúng tôi thương lắm, nhưng ở đây gia đình nào cũng nghèo khổ, chỉ giúp được ít lon gạo để họ có bữa cơm".

Với Được, việc đi học là niềm an ủi và tiền mua sách vở, học phí cũng do làng xóm thương tình góp lại. Năm nay Được là học sinh lớp 5. Những năm qua, năm nào em cũng đạt học sinh xuất sắc. Thời gian học bài của Được là khi 3 người bị điên đã đi ngủ. Nhà không có điện, phải học bằng đèn dầu. Có những hôm Được đang học bài, dì Sen thức dậy ngồi cười rồi dì Thu, bà Vân thì khóc, la hét, và đêm ấy, Được không học được bài nữa.

Được tâm sự rằng em muốn làm bác sĩ để sau này chữa trị cho mẹ và 2 dì. Còn bây giờ, ngày ngày em vẫn phải tắm rửa, giặt giũ cho cả ba người…

Theo tintuconline/vietnamnet

Thẩm Mỹ Sen
chăm sóc da mặt