Đền Quả Sơn |
Về dự lễ hội Đền Qủa Sơn có các đ/c lãnh đạo các sở ban ngành cấp tỉnh, lãnh đạo một số huyện, Thị xã, lãnh đạo huyện Đô Lương và đông đảo bà con nhân dân, du khách thập phương.
Normal false MicrosoftInternetExplorer4 Các đại biểu tham dự buổi lễ
/* Style Definitions */ |
Normal false MicrosoftInternetExplorer4 Lễ Cáo Yết
/* Style Definitions */ |
Trước đó, tối ngày 19 tháng Giêng, Ban quản lý đền Qủa Sơn đã tổ chức lễ Cáo yết đúng theo nghi thức cổ lễ, thể hiện nét đẹp tâm linh, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Uy Minh Vương- Lý Nhật Quang – Người có công khai dân lập ấp, giữ yên bờ cõi, chăm lo phát triểm kinh tế vùng đất Hoan Châu cách đây 1.000 năm. Ngay sau lễ Cáo Yết là lễ thả đèn hoa đăng trên dòng Sông Lam, tạo nên khung cảnh huyền diệu về đêm. Hàng ngàn người dân và du khách thập phương đã đến xen và thưởng ngoạn.
Các đồng chí lãnh đạo huyện dâng hương tưởng nhớ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang |
Tại buổi lễ, các đ/c lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Đô Lương đã dâng hương trước sân Đền để tưởng nhớ, tri ân Đức thánh Lý Nhật Quang.
Đồng chí Nguyễn Thị Lan – Phó chủ tịch UBND huyện đọc diễn văn khai mạc lễ hội |
Diễn văn tại lễ hội Đền Qủa Sơn đã nêu bật thân thế, công lao, sự nghiệp của Lý Nhật Quang đối với xứ nghệ và đất nước.
Đồng chí Trương Hồng Phúc – Bí thư Huyện ủy đánh trống khai hội |
Theo sử sách ghi lại, thuở thiếu thời, Uy Minh Vương – Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của Lý Thái Tổ Công Uẩn, người mở đầu vương nghiệp nhà Lý đã được Vua cha và hoàng hậu chỉ bảo sớm trở thành rường cột của nước nhà. Từ năm 1039 ngài được triều đình phái vào Nghệ An trông coi việc tô thuế và sau đó được chính thức bổ nhiệm làm Tri châu. Trong thời gian 16 năm từ năm 1039 đến 1055, dưới 2 triều Thái Tông và Thánh Tông, Uy Minh Vương – Lý Nhật Quang đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp phục hưng, lập công lớn đối với triều đình, đặc biệt là với nhân dân Xứ Nghệ. Tri nhậm một miền viễn biên lại là địa đầu của phía nam Đại Việt đầy thử thách, Lý Nhật Quang vẫn giữ vững được bờ cõi, ban bố được chính lệnh, thu phục nhân tâm. Phát triển mạnh mẽ sản xuất biến vùng biên ải thành căn cứ địa vững chắc phồn vinh, hậu thuận đáng tin cậy cho nhiều triều đại về sau. Lý Nhật Quang mất năm 1057. Sau khi ông mất nhân dân xứ nghệ đã xây dựng hàng chục ngôi đền để hương khói. Đền Quả Sơn tại xã Bồi Sơn là đền chính.
Lễ lộn quân theo trận đồ bát quái |
Lễ hội Đền Quả Sơn năm nay, cũng như gần 1000 mùa xuân qua, đông đảo nhân dân Đô Lương và du khách thập phương đã về dự Lễ hội Đền Qủa Sơn, dâng nén hương thơm để tưởng nhớ đến công ơn của Đức thánh và cầu nguyện cho một năm mới tốt lành.
So với nguyên bản của ngôi đền trước đây. Hiện tại kiến trúc của đền Quả Sơn còn khá khiêm tốn. Theo sử sách, đền có kiến trúc đồ sộ với 7 toà, 40 gian và có cả cung điện. Về dự lễ lần này nhiều du khách và nhân dân mong muốn đền Qủa Sơn sẽ sớm được trùng tu tôn tạo để tương xứng với tầm vóc vốn có.
Trong sắc xuân, du khách thập phương về dự lễ đền Qủa đều cầu mong một năm mới an vui, hạnh phúc. Những nén hương thành kính đã được dâng lên.
Lễ rước bộ |
Lễ di tượng Uy Minh Vương Lý Nhật Quang lên chùa Bà Bụt |
Hàng nghìn người dân và du khách tham gia lễ hội |
Điểm bái hạ tại Đình Phúc Hậu |
Di tượng Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và hàng trăm đồ tế khí |
Lễ rước thủy |
Tiêp đó, phần cổ lễ được tiến hành là lễ rước thánh giá, Lễ rước tượng thánh lên chùa Bà Bụt. Đoàn lễ nhạc, thánh giá, hàng trăm binh sỹ và du khách đã ngược dòng Lam Giang đi về hướng Tây gần 3 km cả đường bộ và đường thủy để đến chùa bà Bụt để làm lễ Tạ ơn. Sở dĩ lễ hội đền Qủa Sơn có nghi thức cổ này là do tương truyền trước đây sau một trận đánh giặc, ngài bị thương trở về, bà Bụt đã hiện lên và chỉ cho ngài vùng đất để an nghỉ trong cõi vĩnh hằng. Tại chùa Bà bụt, cổ lễ tạ ơn đã diễn ra đậm bản sắc dân tộc Việt, du khách được hòa mình trong dòng chảy lễ hội từ ngàn năm.
Lễ tạ ơn tại Chùa Bà Bụt |
Một mùa xuân mới đã về, trong sắc xuân, nhân dân về dự lễ đền Qủa sơn đều cảm nhận sức sống trường tồn của Lễ hội, hơn nữa là để tri ân đức thánh Lý Nhật Quang, người đã có công lao đóng góp của đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Lễ hội Đền Qủa Sơn năm 2016 là nét đẹp văn hóa truyền thống qúi báu của dân tộc Việt Nam.