Trình tự thực hiện |
– Công dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân cấp xã;
– Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hồ sơ, xác nhận trực tiếp vào bản khai, chuyển Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
|
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã |
Thành phần số lượng hồ sơ |
– Thành phần:
– Bản khai của thân nhân người có với cách mạng từ trần;
– Giấy khai tử (bản sao);
– Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (nếu có).
– Số lượng: 01 bộ
|
Thời hạn giải quyết |
01 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
|
Đối tượng thực hiện |
Cá nhân
|
Cơ quan thực hiện |
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp xã
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã
|
Kết quả thực hiện |
Xác nhận trực tiếp vào bản khai
|
Lệ phí |
Không
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện |
Là thân nhân của người có công
với cách mạng: Thân nhân liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực
lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh (kể cả
thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%;
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ
đang hưởng trợ cấp; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng
Bằng “Có công với nước”, Huân chương kháng chiến.
Trong đó:
– Người tổ chức mai táng cho người có công với cách mạng từ trần được nhận mai táng phí;
– Thân nhân người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp một lần.
|
Cơ sở pháp lý |
– Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ban Thường vụ Quốc hội;
– Nghị định số
54/2006/NĐ- CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số
điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
– Thông tư
07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng.
|