Lễ hội Đền Quả Sơn năm 2023

Sáng ngày 10/2, huyện Đô Lương đã tổ chức lễ hội Đền Quả Sơn năm 2023. Tham dự có đồng chí Lê Đức Cường – Ủy viên BTV, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Như Khôi – Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; Đại tá Nguyễn Công Lực – Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng bộ đội Biên phòng tỉnh; lãnh đạo Sở, Ban, ngành cấp Tỉnh; đại diện một số huyện trong tỉnh. Ở huyện có các đồng chí: Bùi Duy Đông – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Nguyễn Tất Hoài Hiệp – Phó bí thư Thường trực Huyện ủy; Hoàng Văn Hiệp – Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong BTV Huyện ủy, lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể… và đông đảo nhân dân thập phương dự lễ.

Tối ngày 9/2 diễn ra lễ cáo yết Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.

Trước đó, vào tối ngày 9/2 đã diễn ra lễ cáo yết Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Lễ cáo yết được tổ chức theo nghi lễ cổ truyền nhằm bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Uy Minh Vương – Lý Nhật Quang trong việc bảo quốc, hộ dân.

Các đại biểu tham dự lễ cáo yết.
Các đại biểu tham dự lễ khai hội

Tại buổi lễ, diễn văn của đồng chí Nguyễn Thị Anh Quang – Phó chủ tịch UBND huyện nêu rõ: Uy Minh Vương Lý Nhật Quang là con trai thứ 8 của vua Lý Công Uẩn, năm 1039 ông được vua cha giao cai quản vùng Hoan Châu, với tài trí hơn người, năm 1044 ông được phong từ tước hầu lên tước Vương.

Đồng chí Nguyễn Thị Anh Quang – Phó chủ tịch UBND huyện thông qua diễn văn lễ hội Đền Quả Sơn năm 2023.

Trong thời kì nhậm chức ông là người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi, xây dựng vùng Hoan Châu phát triển phồn thịnh.

Đồng chí Hoàng Văn Hiệp – Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện đánh trống khai hội.

Năm 1057, Uy Minh Vương – Lý Nhật Quang mất và hiển thánh ngay tại chân núi Quả, thuộc xã Bồi Sơn, Đô Lương. Qua 16 năm làm Tri Châu Nghệ An, với những công lao và đóng góp to lớn của mình, nên sau khi mất, Uy minh Vương Lý Nhật Quang đã được nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh lập nhiều đền thờ để thắp hương tưởng nhớ, trong đó đền thờ chính là Đền Quả Sơn ngày nay. Hàng năm vào ngày 17 tháng chạp là lễ giỗ của Ngài, ngày 18 đến 20 tháng giêng là lễ hội Đền Quả Sơn.

Nghi thức lộn quân tại sân Đền Quả Sơn.

Tháng 12 năm 1998, Đền Quả Sơn được Công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2019, lễ hội Đền Quả Sơn được công nhận là Di sản Phi vật thể Quốc gia. Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm đầu tư của cấp trên, huyện Đô Lương đã tập trung đầu tư tu bổ nâng cấp các hạng mục Đền Qủa Sơn để làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân gần xa, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước, bày tỏ sự biết ơn với những người có công với dân với nước.

Nghi thức lộn quân trên dòng sông Lam.

Trong không khí trang nghiêm, đồng chí Hoàng Văn Hiệp – Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đánh trống khai hội lễ hội Đền Quả Sơn.

Đoàn rước thủy đi qua xã Lam Sơn.

Sau phần lễ, các đại biểu và nhân dân đã dâng hương tại đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Ngay sau đó đã diễn ra nghi thức lộn quân đầy khí thế tại sân Đền và trên sông Lam.

Mặc dù mưa lớn nhưng du khách và nhân dân thập phương vẫn tham dự lễ rước Uy Minh Vương Lý Nhật Quang lên tạ ơn tại chùa Bà Bụt.

 Do thời tiết mưa lớn, lễ rước bằng đường bộ không thực hiện được, lễ rước được tiến hành bằng đường thủy. Mặc dù thời tiết mưa lớn, song Lễ hội Đền Quả Sơn vẫn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.

Các đại biểu tham dự lễ rước thủy.

Cùng với đoàn rước bằng đường thủy, nhân dân và du khách từ nhiều nơi đã cùng lên chùa Bà Bụt để làm lễ tạ ơn.

Các đại biểu dâng hương tại chùa Bà Bụt.
Lễ Tạ ơn tại chùa Bà Bụt. Ảnh: Ngọc Phương, Thúy Hằng

Tại chùa bà Bụt, các đại biểu và nhân dân đã thực hiện lễ tạ ơn. Sau lễ Tạ ơn là lễ Chiêu Nghinh Thánh Giá Hồi Cung. Lễ hội đền Quả Sơn được là một trong những lễ hội lớn,  nhiều ý nghĩa vào loại bậc nhất tỉnh Nghệ An. Lễ hội tạ ơn làm sống động tinh thần thượng võ và toát lên truyền thống “ uống nước , nhớ nguồn” của dân tộc.

Thúy Hằng

Thẩm Mỹ Sen
chăm sóc da mặt